β-glucan Tăng Cường Sức Đề Kháng Trên Động Vật Thủy Sản

Kháng sinh được sử dụng vào thức ăn cho động vật và thủy sản  nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phòng trị một số vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong thức ăn đã dẫn đến tình trạng đề kháng kháng sinh, tạo nên một mối nguy hại cho sức khỏe của động vật và người tiêu dùng. Do đó, để đảm bảo an toàn, hiện nay nhiều nước bao gồm cả Việt Nam đã và đang tiến đến ngưng sử dụng kháng sinh và chuyển sang các giải pháp thay thế hiệu quả hơn, an toàn hơn, trong đó, giải pháp bổ sung probiotic (lợi khuẩn Bacillus subtilis) được áp dụng rộng rãi đặc biệt là trong ngành nghề thủy sản, vừa có tác dụng phòng trị bệnh cho tôm cá, vừa có vai trò quan trọng đối với quá trình làm sạch đáy ao, xử lý nước ao, giúp tăng cường hiệu quả nuôi trồng, giảm chi phí thuốc trị bệnh và đồng thời cải thiện được môi trường sống của cho tôm cá.

Bacillus subtilis và một số lợi ích đối với sức khỏe động vật

Bacillus subtilis là thuộc chi Bacillus, vi khuẩn hiếu khí, ưa oxy nhưng lại có khả năng phát triển trong điều kiện thiếu oxy, có cấu tạo hình dạng que, kích thước nhỏ, cấu tạo 2 đầu tròn. Nó có khả năng tồn tại được ở nhiều môi trường khắc nghiệt, bất lợi: nghèo dinh dưỡng, nhiệt độ rất cao hoặc rất thấp, pH không ổn định, môi trường có tia tử ngoại, tia phóng xạ nhờ vào khả năng sinh bào tử.

Bacillus subtilis thường ở trạng thái bào tử, nên khi bổ sung vào đường tiêu hóa, nó không bị acid và các men tiêu hóa ở dịch vị dạ dày phá hủy. Ở ruột, bào tử phát triển thành thể hoạt động, giúp cân bằng hệ vi sinh có lợi trong đường ruột, cải thiện hệ thống tiêu hóa sau khi sử dụng kháng sinh thời gian dài.

Nếu người chăn nuôi chỉ sử dụng kháng sinh cho một mầm bệnh cụ thể thì Bacillus subtilis này ngoài tác dụng kiểm soát được mầm bệnh nó còn có nhiều tác động sinh lý có lợi hơn và đen lại lợi ích toàn diện bền vững cho vật nuôi.Ngoài ra, việc sử dụng Bacillus subtilis còn có tác dụng làm giảm áp lực gây bệnh trong đường ruột, duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh.

Với hệ tiêu hóa, Bacillus subtilis có khả năng phát triển nhanh trong hệ vi sinh đường ruột, đặc biệt tại các vùng bị tổn thương viêm loét, hình thành nên lớp màng sinh học, bảo vệ niêm mạc ruột khỏi các chất độc do vi sinh vật có hại tiết ra, cũng như sự xâm nhập của các vi sinh vật có hại. Bên cạnh đó, nó giúp kích thích sản sinh ra nhiều enzyme, trong đó chủ yếu nhất là các men tiêu hóa amylase, protease, lipase, cenlulase. Đây là các enzyme xúc tác cho các phản ứng phân hủy tinh bột, protein, biến đổi chất xơ thành các loại đường dễ tiêu, giúp cải thiện tiêu hóa và tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng.

Đối với hệ miễn dịch và chức năng diệt khuẩn, Bacillus subtilis kích thích cơ thể tiết ra kháng thể miễn dịch IgA trên các bề mặt niêm mạc ruột, từ đó ức chế sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh. Bacillus subtilis có khả năng tổng hợp hơn 12 loại kháng sinh (Bacitracin, Bacillopectin, Mycobacillin, Bacilysin, Prolimicin…) có tác dụng ức chế sinh trưởng hoặc tiêu diệt một số vi khuẩn gây hại khác. Nhờ các kháng sinh này mà Bacillus subtilis có khả năng cạnh tranh tốt với các vi khuẩn khác và giữ cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Việc cải thiện cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp tạo môi trường tối ưu để tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Nhờ những tác động trên của Bacillus subtilis, động vật sẽ sức khỏe hơn, năng suất sinh trưởng và phát triển tốt hơn, người chăn nuôi giảm bớt một phần chi phí thuốc điều trị và mang lại lợi nhuận tối ưu.

Cơ chế tác động của Bacillus subtilis

  • Cạnh tranh dinh dưỡng, ức chế sự sinh trưởng vi khuẩn gây bệnh và nấm: bổ sung Bacillus subtilis giúp làm tăng số lượng lợi khuẩn trong ruột, làm cạnh tranh dinh dưỡng và nơi sống với vi khuẩn gây hại. Mặt khác, chúng còn sản sinh một số loại kháng sinh làm ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn gây bệnh và các loại nấm giúp trung hòa độc tố hoặc tiêu diệt mầm bệnh.
  • Tổng hợp các chất kháng sinh: Bacillus subtilis có khả năng sinh tổng hợp một số chất kháng sinh làm ức chế sinh trưởng, tiêu diệt các vi sinh vật khác, tác dụng lên nấm gây bệnh và vi khuẩn Gram (-), Gram(+). Các loại kháng sinh này có cấu trúc và phổ hoạt động kháng khuẩn khác nhau. Do đó, Bacillus subtilis có khả năng chống lại các mầm bệnh khác nhau.
  • Tổng hợp enzyme: Bacillus subtilis tồn tại ở trạng thái bào tử, khi vào dạ dày nó không bị acid cũng như các men tiêu hóa ở dịch vị phá hủy, nên nó có thể nảy mầm trong ruột non và sinh sôi trong đường ruột. Ở ruột, bào tử nảy mầm và phát triển thành thể hoạt động giúp cân bằng hệ vi sinh có ích trong đường ruột, cải thiện hệ thống tiêu hóa. Giai đoạn này, Bacillus subtilis tổng hợp nhiều chất có hoạt tính sinh học có lợi cho cơ thể như các enzyme thủy phân (protease, α-amylase) và một số enzyme.

Tác dụng của Bacillus subtilis trong nuôi trồng thủy sản

Ảnh hưởng của Bacillus subtilis đối với động vật thủy sản

Khi đi vào ruột của tôm, cá, Bacillus subtilis nhanh chóng nhân nhanh số lượng và tiết ra nhiều loại enzyme (amylase, protease, lipase) có khả năng biến đổi chất xơ thành các loại đường dễ tiêu, thủy phân các chất béo phức hợp giúp quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn diễn ra nhanh hơn.

Bacillus subtilis tạo ra các kháng sinh nên giúp tăng sức đề kháng cho cá, tôm, tiêu diệt được một số vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột. Hơn nữa, khi đưa Bacillus subtilis vào đường tiêu hóa, chúng giúp gia tăng số lượng lợi khuẩn dẫn đến cạnh tranh mạnh mẽ chất dinh dưỡng, năng lượng của vi khuẩn gây bệnh, tảo độc khiến chúng không phát triển được và chết đi, góp phần vào việc giảm số lượng vi khuẩn gây bệnh cho tôm cá.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong môi trường ao nuôi, Bacillus subtilis có khả năng chuyển hóa các chất hữu cơ như thức ăn dư thừa, xác tảo thành CO2 và nước, giúp chuyển các khí độc NH3, NO2 có trong đáy ao thành các chất không độc như NH4+, NO3-, làm giảm COD, H2S. Đồng thời Bacillus subtilis cũng tiết ra một số chất kháng sinh, enzyme để kìm hãm hoặc tiêu diệt các mầm bệnh có trong ao gây hại đối với động vật thủy sản. Vì vậy Bacillus subtilis bổ sung xuống ao nuôi sẽ giúp làm tăng quá trình phân hủy hữu cơ tránh đáy ao, làm giảm các chất dư thừa tích tụ đáy ao, giảm phát sinh khí độc, mùi hôi đáy ao, làm sạch nước, giảm mầm bệnh có trong ao nuôi, giúp động vật thủy sản phát triển tốt hơn, đạt được năng suất.

Tóm lại, bổ sung Bacillus subtilis thức ăn động vật thủy sản và ao nuôi có thể góp phần làm giảm rủi ro do dịch bệnh nhờ vào khả năng giúp cải thiện sức khỏe của tôm cá, cải thiện môi trường và ức chế tác nhân gây bệnh trong ao nuôi.

Mọi thắc mắc về “β-glucan Tăng Cường Sức Đề Kháng Trên Động Vật Thủy Sản”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG NGHIỆP XANH HÀ NỘI

Địa chỉ: Lô D2, KCN Hapro- Lệ Chi – Gia Lâm – Hà Nội

Điện thoại: 0961 681 856

Email: nongnghiepxanhgroup@gmail.com

Website: nongnghiepxanhhn.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *