Các chất tăng cường chức năng gan trong nuôi trồng thủy sản

Vai trò của gan

Gan là một cơ quan đa chức năng của cơ thể nằm ở vị trí cửa ngõ thường xuyên “đón nhận” những chất độc hại, vi khuẩn.

  • Gan là trung tâm trong việc kiểm soát quá trình chuyển hóa: carbohydrate, lipid, các amino acid;
  • Là quá trình tổng hợp protein thiết yếu; chuyển đổi amoniac thành urê; dự trữ sắt, vitamin, khoáng chất và tạo dịch mật.
  • Gan đóng vai trò quan trọng trong việc loại thải các chất độc sinh ra trong quá trình trao đổi chất, độc tố nấm mốc và kháng sinh sử dụng khi điều trị bệnh nhiễm khuẩn trên động vật thủy sản

Khi chức năng gan bị suy giảm thì các loài thuỷ sản không thể hấp thu tốt chất dinh dưỡng trong thức ăn, nhất là chất béo. Khi sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, thức ăn bị nhiễm độc tốc nấm mốc, các loài thuỷ sản bị bệnh. Khi đó, gan phải đảm nhiệm quá nhiều chức năng dẫn đến quá tải. Lượng độc tố này tích luỹ càng ngày càng nhiều khiến gan phải hoạt động liên tục. Về lâu dài sẽ khiến gan suy yếu, các tế bào gan bị hư hại, từ đó gây ra những bệnh lý về gan

=> Gan Mệt mỏi, bỏ ăn kéo dài => tình trạng sức khỏe bị giảm sút, nguy cơ dễ mắc các bệnh cơ hội khác do vi khuẩn gây ra.

Vì vậy, việc sử dụng các chất tăng cường chức năng gan là điều cần thiết nhằm giảm thiểu những tác hại của các yếu tố này đến hoạt động bình thường của gan.

Các chất hỗ trợ tăng cường chức năng gan

Các chất thường được sử dụng trong chế phẩm tăng cường chức năng gan trên động vật thủy sản là sorbitol, inositol, choline và methionine.

Sorbitol

  • Sorbitol là một hoạt chất có hiệu ứng tuyệt vời trong chu trình chuyển hóa của Gan có tác dụng tiết enzymes tiêu hóa (từ tuyến tụy) giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Đồng thời, giúp tăng  sản sinh muối mật nhằm tránh quá tải chất béo.
  • Sorbitol chuyển hóa chủ yếu ở gan thành fructose, một phản ứng được xúc tác bởi sorbitol dehydrogenase.. => tạo năng lượng cho gan và giúp giải độc gan hiệu quả

Methionine

  • Là một amino acid thiết yếu (cơ thể không thể tự tổng hợp)
  • Có vai trò cấu thành nên protein; có khả năng chuyển thành phân tử chứa lưu huỳnh.
  • Một số phản ứng sinh hóa trong quá trình chuyển hóa chất độc này cần sự hiện diện của nhóm methyl (CH3). Nếu không có nhóm methyl thì các phản sinh hóa này sẽ không thực hiện được.
  • Tham gia vào quá trình giải độc gan, thận thông qua hoạt động chống oxy hoá

Inositol & choline

  • Inositol và choline giúp cơ thể tăng cường việc sử dụng chất béo, làm giảm việc tích lũy chất béo trong gan và cơ thể do thức ăn có nhiều chất béo hoặc tỷ lệ năng lượng/protein cao hơn mức thích hợp (thức ăn chứa nhiều chất bột đường và hàm lượng protein thấp).
  • Hơn nữa, chúng còn giúp tăng cường việc chuyển hóa chất béo tích lũy trong gan thành phospholipid, vừa có tác dụng giảm hàm lượng chất béo trong gan vừa cung cấp phospholipid cho nhu cầu của cơ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *