CÁCH KIỂM SOÁT VÀ GIẢM RỦI RO BỆNH DO EHP

Vi bào trùng tử là bệnh ở tôm do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra. EHP thường ký sinh trong gan, tụy tôm và nhân lên trong tế bào chất của biểu mô ống gan, tụy, cản trở tôm hấp thụ chất dinh dưỡng và dẫn đến tình trạng tôm còi cọc, chậm lớn, suy giảm sức đề kháng. EHP không gây chết hàng loạt ở tôm, tuy nhiên làm giảm năng suất thu hoạch đáng kể, gây thiệt hại về kinh tế cho bà con nuôi tôm

Hình thái & cấu tạo: 

Bào tử EHP là bào tử đơn nhân, hình bầu dục có kích thước (1,1 ± 0,2 μm × 0,6 ± 0,2 μm). Bào tử của EHP được bao bọc bởi một thành bào tử gồm hai lớp dày đặc: Lớp exospore bên ngoài dày 10nm và elec- tron-lucent  bên trong dày 2nm (nội bào tử). Lớp thành này có nhiệm vụ bảo vệ bào tử khỏi các điều kiện khắc nghiệt và các tác động bên ngoài từ môi trường. Vì vậy, mầm bệnh khó có thể được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi ao nuôi.

Hình thức lây nhiễm:

Trong ao nuôi, EHP truyền nhiễm khi tôm ăn phải phân có chứa bào tử được giải phóng từ tôm bị nhiễm bệnh trong môi trường sống hoặc do tình trạng ăn nhau trên tôm đã bị nhiễm bệnh trước đó.

Tôm bố mẹ bị nhiễm EHP có thể truyền cho tôm non trong trại giống thông qua việc thải phân có chứa bào tử trong bể sinh sản. Mặc khác, nauplii có thể bị nhiễm bệnh khi chúng bắt đầu ăn sinh vật phù du ở giai đoạn N6. Vì thế, trong nuôi trồng người ta thường rửa trứng hoặc nauplii giai đoạn đầu (N1-N5) bằng nước sạch để giúp giảm nguy cơ làm lây lan bệnh trong ao thả nuôi.

Vòng đời

Đường truyền EHP

(1) Sự nảy mầm của bào tử, trong đó bào tử đâm thủng màng tế bào chủ và truyền vật chất vào tế bào chủ.

(2) Quá trình phân chia hạt nhân để tạo ra một plasmodium phân nhánh.

(3) Tiền chất đùn bào tử được hình thành bên trong plasmodium.

(4) Plasmodium được phân cắt để tạo ra bào tử.

(5) Tế bào chủ bị vỡ để giải phóng bào tử trưởng thành truyền EHP thông qua phân và hiện tượng ăn nhau ở tôm nuôi.

Quá trình xâm nhập của EHP vào tế bào gan tụy trên tôm cũng tương tự sự xâm nhiễm của các bệnh khác ở các tế bào khác như HPV, YHV,… Ở đó, gan tụy trên tôm bắt đầu nhiễm bệnh  bào tử của vi trùng sẽ làm thủng màng plasma của tế bào gan tụy, sau đó bào tử đưa trực tiếp tế bào chất vi trùng vào trong tế bào gan tụy của tôm. Chúng trưởng thành và làm ổ. Khiến các tế bào biểu mô của gan tụy tôm sưng lên và cuối cùng vỡ ra để giải phóng  các bào tử trưởng thành. Từ đó tạo điều kiện cho sự nhiễm trùng ở các tế bào khác hoặc giải phóng bào tử trưởng thành vào môi trường thông qua phân, do đó làm lây nhiễm cho các loài tôm nuôi.

Chẩn đoán

Hiện tại, có các phương pháp sau để phát hiện EHP trên tôm:

– Soi tươi mẫu gan tụy tôm trên kính hiển vi, vật kính 100x trở lên. Dễ thực hiện và không tốn chi phí.

– Làm mô bệnh học mẫu gan tụy. Độ chính xác cao hơn nhưng khó thực hiện và đòi hỏi nhiều loại hóa chất, thuốc nhuộm khác nhau.

– Phương pháp sinh học phân tử: xét nghiệm PCR, nested PCR hoặc real-time PCR. Độ tin cậy rất cao nhưng chi phí thực hiện đắt đỏ.

Cách phòng

  1. Chọn giống: – Chọn giống từ những cơ sở có uy tín, kiểm tra sạch bệnh EHP trước khi đưa về trại nuôi. – Chọn thả post-larva lớn (post 12 – post 13) để có kết quả xét nghiệm EHP đáng tin cậy và an toàn hơn.
  2. Nâng cao sức khoẻ vật nuôi bằng cách bổ sung những chế phẩm tốt cho vật nuôi
  3. Quản lý chất lượng ao nuôi tôm
  4. Xử lý tốt nguồn nước đầu vào cho vật nuôi

Cách kiểm soát dịch bệnh 

 1/ Đối với trại tôm giống:

– Tôm bố, mẹ sạch bệnh và không nhiễm EHP.

–  Trước khi đưa vào cho sinh sản phải kiểm tra tôm bố mẹ, (mẫu phân) bằng phướng pháp nested PCR, nếu âm tính mới sử dụng.

– Không sử dụng động vật sống (ví dụ như: giun nhiểu tơ sống, nghêu, sò,..) để làm thức ăn cho tôm bố, mẹ.

– Nếu sử dụng động vật sống làm thức ăn cho tôm:

+ Nên đông lạnh trước khi cho tôm ăn.

+ Sau khi đông lạnh phải sấy nhiệt độ 70oC trong 10 phút để diệt các loại virus ( đông lạnh lâu không thể diệt virus)

+ Hoặc sau khi đông lạnh, chiếu xạ tia gamma để diệt mầm bệnh.

2/ Trường hợp trại tôm giống nhiễm EHP:

– Tất cả tôm phải được loại bỏ từ các trại sản xuất giống.

– Tất cả các thiết bị, vật dụng ( các bộ lọc, bể chứa nước, ống nước, dây sục khí,.. trong trại phải được tiệt trùng bằng dung dịch sút 2,5% ( NaOH 25g/l nước ngọt). Trong 3 giờ, sau đó rửa sạch lại. – Sau khi tiệt trùng toàn bộ trang trại phải được phơi nắng hoặc làm khô trong 7 ngày.

– Sao đó, toàn bộ nền (sàn) trang trại được rửa lại bằng dung dịch chlorine 200ppm.

3/ Đối với người nuôi tôm:

– Xét nghiệm PCR tôm post đối với các bệnh: EMS, Đốm Trắng, EHP… – Chuẩn bị ao nuôi thật kỹ sau vụ nuôi, đặc biệt khi vụ trước đã xuất hiên EHP.

– Do bào tử của EHP có vỏ dày, Chlorine với hàm lượng cao cũng không diệt được bào tử EHP do đó nên xử lý bằng vôi sống trong quá trình cải tạo ao trước khi thả

4/ Dùng vôi để diệt bào tử EHP

  5/ Biện pháp xử lý khi bệnh xảy ra:

– Diệt sạch tôm bệnh.

– Xử lý nước ao bằng vôi sống CaO.

– Tháo cạn nước và chuẩn bị ao nuôi từ đầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *