Vấn nạn lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi thủy hải sản

Kháng sinh là thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc tổng hợp trong điều kiện nhân tạo giúp tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật (có hại và có lợi). Sử dụng thuốc kháng sinh trong nuôi tôm không thể tiêu diệt được virus gây bệnh như bệnh đốm trắng, hội chứng Taura, bệnh đầu vàng,…

Kháng sinh gồm 2 loại:

  • Nhóm tiêu diệt vi khuẩn có hại;
  • Nhóm kìm hãm hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Tác dụng của kháng sinh trong nuôi tôm

Kháng sinh tác dụng lên các quá trình của tế bào: Kháng sinh có khả năng ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào của vi khuẩn như các thuốc thuộc nhóm β lactamin, glycopeptide (vancomycin), polymycine (baxitracin). Thêm vào đó, kháng sinh có tác dụng ức chế chức năng của màng tế bào và màng nguyên sinh chất như nhóm kháng sinh polymycine (colistin), gentamicin, amphoterricin.

Kháng sinh tác dụng lên hệ phi bào: Kháng sinh có khả năng gây ức chế và rối loạn quá trình sinh tổng hợp protein của vi khuẩn ở mức ribosome, kết quả đó là vi khuẩn tổng hợp nên các protein dị dạng không cần thiết cho sự nhân lên của tế bào. Và nó còn tác dụng ức chế tổng hợp nhân tế bào (tổng hợp các axít nucleic, bao gồm cả ADN và ARN của nhân và nguyên sinh chất trong tế bào).

Sử dụng kháng sinh quá mức sẽ gây ra hậu quả gì?

Nếu sử dụng một lượng nhỏ các chế phẩm sinh học và thuốc kháng sinh vào thức ăn và môi trường sẽ giúp diệt khuẩn, kháng sinh, quản lý môi trường…. Nhưng nếu sử dụng bừa bãi kháng sinh và các chế phẩm sinh học không chỉ ảnh hưởng đến vật nuôi mà còn ảnh hưởng đến con người.

Lạm dụng kháng sinh trong thủy sản làm ảnh hưởng tới sức khỏe (nguồn: Thiên Tuế)

Kháng sinh sẽ không chỉ diệt vi khuẩn gây bệnh mà còn diệt cả những vi khuẩn bảo vệ gây phá vỡ cân bằng tự nhiên của hệ vi sinh ở đường ruột, gây ra rối loạn tiêu hóa và có thể khiến vật nuôi bị đi ngoài.

Sự tồn dư kháng sinh trong thịt vật nuôi ở nhiều mức độ khác nhau có thể gây ra những ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng như: đau bụng, nhức đầu và gây các phản ứng mẫn cảm khác đối với những người nhạy cảm với kháng sinh… Nặng hơn nếu là những loại kháng sinh hóa học có thể gây ung thư cho người tiêu thụ

Cách sử dụng kháng sinh hiệu quả

Trong một số trường hợp bắt buộc phải dùng kháng sinh để điều trị bệnh, người nuôi cần lưu ý những điểm quan trọng dưới đây:

  • Chỉ nên sử dụng các loại kháng sinh được nhà nước cho phép trong nuôi trồng thủy sản. Một số nhóm kháng sinh được phép sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản, bao gồm như: Tetracycline (như Oxytetracycline): giúp kìm hãm cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm; Quinolones (như Sarafloxacin): giúp diệt hoặc ức chế vi khuẩn thuộc nhóm Gram dương; Macrolides (như Erythromycin): có thể dùng kết hợp với tetracycline và rifampicine; Sulphonamides: được dùng chung với trimethoprim hay methoprim.
  • Kháng sinh chỉ được phép sử dụng để trị bệnh, không dùng phòng bệnh hay kích thích tăng trưởng.
  • Áp dụng kháng sinh theo nguyên tắc: đúng loại, đúng bệnh, đúng cách, đúng liều, đúng lúc và đủ thời gian theo chỉ dẫn.
  • Trước 14 ngày khi thu hoạch tôm, người nuôi không được sử dụng kháng sinh.
  • Dùng kháng sinh liều đủ cao ngay từ đầu để tiêu diệt hoặc ức chế khuẩn gây bệnh, không dùng liều thấp rồi mới tăng dần lên, khiến cho vi khuẩn dễ kháng thuốc.
  • Khi mua kháng sinh, chú ý kiểm tra đầy đủ các thành phần của thuốc, bao bì đủ thông tin về tên thuốc, thành phần, hướng dẫn sử dụng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, mã số lô thuốc, nguồn gốc xuất xứ.
  • Trong quá trình sử dụng nên kết hợp với các giải pháp khác như cải thiện điều kiện môi trường bằng cách sử dụng men vi sinh https://nongnghiepxanhhn.com/product/hn-methy-ae/, bổ sung dinh dưỡng cho tôm, sử dụng vắc xin phòng bệnh, bổ sung khoáng…..

Chiến lược hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm

  • Đảm bảo an toàn sinh học: Kiểm soát tôm giống sạch bệnh, xây dựng các rào cản vật lý, quản lý thức ăn tránh dư thừa, giảm tác nhân gây stress cho tôm, sử dụng men vi sinh định kỳ.
  • Cải thiện mô hình nuôi tôm đúng kỹ thuật.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bà con . Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!

————————————

❤️𝑵𝒐̂𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒉𝒊𝒆̣̂𝒑 𝑿𝒂𝒏𝒉 𝒄𝒉𝒐 𝒕𝒉𝒖̛̣𝒄 𝒑𝒉𝒂̂̉𝒎 𝒔𝒂̣𝒄𝒉 ❤️

📌Website: https://nongnghiepxanhhn.com/

📌Fanpage: https://www.facebook.com/nongnghiepxanh.hn/

📌SĐT: 0985 101 028

📌Địa chỉ: Lô D2- KCN Hapro – Lệ Chi – Gia Lâm – Hà Nội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *