Nguồn nước trong nuôi trồng thủy sản ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường. Nước ô nhiễm làm gia tăng nguồn bệnh cho thủy sản, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Vì vậy, việc xử lý nguồn nước trong quá trình nuôi trồng thủy sản được coi là việc làm bắt buộc. Có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững ngành thủy sản.
Đặc điểm của Gluataraldehyde :
- Gluataraldehyde có khả năng giết chết tế bào rất nhanh, có khả năng diệt khuẩn phổ rộng (theo Scott và Rusel , 1980)
- Glutaraldehyde được sử dụng rất rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như khử trùng dụng cụ y tế, xử lý nước, chăn nuôi, thủy sản…
- Dung dịch glutaraldehyde được sử dụng trong xử lý nước, khống chế sự phát triển của vi khuẩn gram âm (-) và gram dương (+), tảo, nấm và cả vi-rút trong nước.
- Trong thủy sản hiện nay glutaraldehyde được sử dụng trong vệ sinh dụng cụ, xử lý nước trước khi thả giống và phòng trị bênh trên tôm cá
Nguyên lý hoạt động:
- Nguyên lý diệt khuẩn của glutaraldehyde là khi tiếp xúc với vi sinh vật, nhóm carbonyl (C=O) sẽ tương tác với axít nucleic và protein của tế bào.
=> Điều này cho phép tạo liên kết chéo với nhóm amin trên bề mặt tế bào và màng tế bào của vi khuẩn từ đó làm bất hoạt chúng.
Lợi ích khi sử dụng
- Theo EU và Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (USEPA), Gluataraldehyde không thuộc nhóm hoá chất có khả năng gây ung thư
- Đặc biệt, Gluataraldehyde có những đặc điểm rất thân thiện môi trường và được coi là chất không tác động đến môi trường do nó có khả năng tự huỷ sinh học nhanh tới 95% ( đặc biệt phân huỷ nhanh trong môi trường nước ngọt <5mg/l)
- Không gây ra sự tích luỹ sinh học trong cơ thể động vật thuỷ sản
- So với các chất khác, Gluataraldehyde có tính ưu việt và vẫn đạt hiệu quả xử lý khi môi trường nước có nhiệt độ thấp
- Ít gây ra tình trạng hấp thu vào bùn đáy gây tích tụ chất độc của tôm, cá
Một số lưu ý và tác động khi sử dụng:
- Gluataraldehyde không ảnh hưởng lâu dài đến môi trường, tuy nhiên nếu sử dụng với nồng độ cao thì vẫn ảnh hưởng đến cá, giáp xác, tảo trong ao nuôi ( nhất là ấu trùng )( theo Sano và Cs, 2003)
- Gluataraldehyde có khả năng hoà tan trong nước ngọt tốt nên Gluataraldehyde ít gây độc hơn đối với cá nước ngọt
- Hoạt tính của glutaraldehyde đạt kết quả tốt nhất khi pH=8, Nếu pH>9, Hoạt tính của glutaraldehyde giảm và khả năng xử lý không hiệu quả ( theo Huỳnh Trường Giang, 2012)
- Glutaraldehyde có thể gây ra các triệu chứng: buồn nôn, nhức đầu, bỏng rát da và mắt nên cần sử dụng phương tiện bảo hộ lao động, tránh tiếp xúc trực tiếp ở nồng độ > 40%.
- Xử lý nước, phòng/ trị bệnh trên tôm cá, sử dụng liều lượng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất