BIỆN PHÁP HỮU HIỆU ĐỂ PHÒNG NGỪA BỆNH CÚM GIA CẦM A/H5N6

Đây là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, do vi rút cúm type A/H5N6 gây ra, bệnh lây lan rất nhanh và làm chết hàng loạt gia cầm như: gà, vịt, vịt xiêm (ngan), chim cút. Đặc biệt, bệnh cúm gia cầm H5N6 có thể lây sang người.
Mức độ nguy hiểm của cúm A/H5N6 được các chuyên gia đánh giá tương đương với cúm A/H5N1.
Việc nhận diện và phân biệt các chủng virus cúm hiện nay đều phải dựa vào xét nghiệm chứ không thể dựa trên triệu chứng lâm sàng vì gần giống nhau.
VIRUS CÚM LÂY TRUYỀN NHƯ THẾ NÀO
Một số loài chim di trú có khả năng mang virus H5N6, chúng bài thải virus ra môi trường tự nhiên. Loài thủy cầm chăn thả vô tình nhiễm virus cúm nhưng đôi khi không thể hiện triệu chứng, tiếp tục thải mầm bệnh ra môi trường. Những virus này nhiễm vào thức ăn hoặc nước uống hoặc do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bệnh và sẽ lây sang cho những loài gia cầm khác.
Virus có trong nước dãi, nước mũi, phân của thú bệnh. Virus có thể tồn tại trong phân gia cầm ít nhất 35 ngày ở 4ºC, 6 ngày ở 37ºC Virus tồn tại trên bề mặt trong vài tuần ở nhiệt độ môi trường.
Virus xâm nhập vào cơ thể qua 2 con đường: Hô hấp và tiêu hóa (không khí, thức ăn, nước uống).
TRIỆU CHỨNG
-Gia cầm bị sốt cao, ủ rủ, kém ăn, gà đẻ giảm đẻ đột ngột.
-Triệu chứng thần kinh: Đi xiêu vẹo, đầu gật gù, quay cuồng rồi lăn ra chết.
-Triệu chứng hô hấp: Thở khó, khi thở phải há mỏ, nghển cổ; dịch mũi, miệng, nước mắt chảy liên tục, gà bệnh chết do suy hô hấp và ngạt thở (sau 1-3 ngày).
-Triệu chứng tiêu hóa: Gà bị tiêu chảy nặng, phân có màu xanh vàng, mùi tanh, có niêm mạc ruột.
-Phù đầu và mặt, mắt đỏ và sưng, mào, tích sưng tím hoặc xuất huyết đỏ sẫm, da tím tái.
-Da chân có tụ huyết, xuất huyết tím thành vệt (dấu hiệu đặc trưng)
BỆNH TÍCH
Xoang mũi và khí quản xuất huyết, chứa đầy dịch nhầy.
-Xoang bụng tích nước, viêm hoại tử và xuất huyết tràn lan ở phổi, tim, gan, lách, thận
-Ở gà đẻ trứng non dập vỡ và xuất huyết
-Tụy tạng sưng to có các vạch vàng, đỏ xen kẻ
-Niêm mạc dạ dày tuyến, niêm mạc ruột non, ruột già, manh tràng, hậu môn, túi Fabricius đều xuất huyết đỏ sẩm từng đám.
PHÒNG NGỪA
1. Nên mua gia cầm giống ở những cơ sở giống có nguồn gốc rõ ràng, trại giống không có bệnh cúm và những bệnh truyền nhiễm khác.
2. Không nuôi nhiều loài gia cầm chung với nhau.
3. Tiêm vắc-xin đầy đủ cho gia cầm
4. Sát trùng chuồng trại theo định kỳ (kể cả trong và ngoài chuồng) với thuốc  SÁT TRÙNG IODINE 10% Phân và chất độn chuồng phải được thu gom và ủ với vôi bột trước khi sử dùng;
5.Nuôi dưỡng tốt, thức ăn cân đối chất dinh dưỡng, không ẩm mốc. Cung cấp đầy đủ nước uống sạch. Cấp thuốc BETACAMIN để tăng cường sức kháng bệnh tự nhiên cho gia cầm.
6.Hạn chế tối đa người lạ, xe và các động vật khác vào chuồng nuôi. Xe và người trước khi vào trại phải được phun xịt thuốc sát trùng cẩn thận.
7.Tiêu hủy gà bệnh, không bỏ xác gà chết ra đồng, không thả xuống sông, ao hồ.
8.Không bán chạy gia cầm bệnh, không mua gia cầm bệnh mang về nhà.
9.Không thả vịt, ngan (vịt xiêm), ngổng ở những nơi có chim di trú đến ăn để tránh nhiễm bệnh.
cum gia cam

cum gia cam 1

PHÒNG NGỪA BỆNH CÚM TỪ GIA CẦM LÂY SANG NGƯỜI

Hiện nay có 4 chủng virus cúm có thể lây sang người và gây chết, đó là H5N1 (từ năm 1997), H7N9 (từ năm 2013), H5N6 (từ năm 2014) và H5N8 (từ năm 2016). Vì vậy cần lưu ý thực hiện các điều sau đây để phòng tránh:

-Tránh tiếp xúc với gia cầm bệnh, chết.

-Khi tiếp xúc với gia cầm bệnh phải mặc đồ bảo hộ, đi ủng, đeo khẩu trang, mang găng tay, sau đó rửa tay bằng thuốc sát trùng.

-Trước và sau khi vào chuồng nuôi hoặc cầm nắm gia cầm, phải vệ sinh tay chân bằng xà phòng.

-Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn. Thức ăn phải được nấu kỷ, không ăn tái, không ăn tiết canh, không nên dùng trứng ốp-la trong mùa có dịch cúm.

-Phải báo ngay cho ngành thú y biết khi có gia cầm bệnh, chết bất thường.