Khi thời tiết chuyển nóng, vật nuôi rất dễ bị sinh ra các bệnh liên quan đến da đặc biệt là trâu, bò. Bệnh “Viêm da nổi cục” là một trong những bệnh phổ biến nhất, gây ra nhiều lo lắng nhất đối với bà con làm chăn nuôi. Vậy làm sao để phòng bệnh, chữa bệnh một cách hiệu quả bà con đã biết chưa? Nếu chưa biết thì cùng đọc bài viết này với Nông Nghiệp Xanh nhé!
- Đặc điểm của Virut gây bệnh
Virut gây bệnh viêm da nổi cục thuộc họ Poxviridae, chi Capripoxvirut, cùng chi với virut gây bệnh đậu trên trâu bò. Virut gây bệnh rất ổn định, tồn tại trong thời gian dài ngoài môi trường, đặc biệt là ở dạng vảy khô; tồn tại trong các nốt da hoại tử trên 33 ngày, trong các lớp vảy khô lên đến 35 ngày và ít nhất 18 ngày trong da phơi khô. Vi rút nhạy cảm với ánh sáng mặt trời và chất tẩy rửa có chứa dung môi lipid, nhưng trong điều kiện môi trường tối và ẩm ướt, ví dụ như chuồng trại bị ô nhiễm, vi rút có thể tồn tại trong nhiều tháng.

2. Đặc điểm dịch tễ
Động vật mẫn cảm với virut viêm da nổi cục là trâu, bò. Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh khoảng 10%-20%; tỷ lệ chết khoảng 1-5%. Thời gian ủ bệnh 4-14 ngày.
Côn trùng chân đốt được xem là véc tơ truyền bệnh viêm da nổi cục. Mặc dù đến nay chưa xác định được véc tơ truyền bệnh cụ thể, muỗi, ruồi cắn và ve đực có thể đóng vai trò quan trọng trong việc làm lây truyền vi rút. Vai trò của các véc tơ truyền bệnh là khác nhau giữa các khu vực địa lý khác nhau, phụ thuộc vào nguồn và đặc điểm của mỗi loại véc tơ. Trâu, bò đực nhiễm bệnh có thể bài thải vi rút qua tinh dịch; tuy nhiên đến nay vẫn chưa có bằng chứng về đường lây truyền bệnh viêm da nổi cục thông qua tinh dịch. Ngoài ra, cũng chưa rõ có hay không việc truyền lây vi rút qua đường thức ăn và nước uống nhiễm mềm bệnh. Tiếp xúc trực tiếp được cho là không đóng vai trò quan trọng trong lây truyền vi rút viêm da nổi cục.
Các nốt sần và vảy da chứa một lượng vi rút viêm da nổi cục tương đối cao. Vi rút có thể được phân lập từ những bệnh phẩm này trong 35 ngày và có thể lâu hơn. Vi rút có thể được phân lập từ máu, nước bọt, dịch tiết ở mắt và mũi và tinh dịch. Vi rút được tìm thấy trong máu trong khoảng từ 7 đến 21 ngày sau khi nhiễm bệnh, với mức độ thấp hơn so với trong các nốt sần ở da tại cùng thời điểm lấy mẫu. Sự bài thải của vi rút trong tinh dịch có thể kéo dài tới 42 ngày. Cũng có bằng chứng về sự lây truyền vi rút qua nhau thai. Vi rút viêm da nổi cục không gây bệnh mạn tính. Một số động vật bị bệnh không biểu hiện triệu chứng lâm sàng, nhưng mang vi rút trong máu và có thể truyền bệnh cho động vật khỏe thông qua côn trùng hút máu.
3. Triệu chứng, bệnh tích
Trâu, bò mắc bệnh có những dấu hiệu dưới đây:
- Sốt cao, có thể trên 41 độ C
- Suy nhược, bỏ ăn, hốc hác
- Viêm mũi, viêm niêm mạc và tiết nhiều nước bọt
- Sưng hạch bạch huyết bề mặt
- Các nốt sần lớn có thể bị hoại tử và cuối cùng là xơ hóa và tồn tại trong vài tháng; để lại các vết sẹo có thể tồn tại vĩnh viễn.
- Các mụn nước, vết hoại tử và vết loét có thể xuất hiện ở màng nhầy của miệng và đường tiêu hóa cũng như trong khí quản và phổi.
- Các chân và các bộ phận vùng bụng khác của cơ thể, chẳng hạn như bao da, ức, bìu và âm hộ, có thể tiết dịch, khiến con vật không muốn di chuyển.

4. Chẩn đoán bệnh
Chuẩn đoán sơ bộ tại thực địa dựa trên những biểu hiện như sốt và nốt sần đặc trưng trên da trâu, bò mắc bệnh.
Chẩn đoán tại thực địa cần được xác nhận bằng xét nghiệm trong phòng thí nghiệm các mẫu da tổn thương, vảy, máu được chống đông bằng EDTA hoặc gạt nước ngọt
5. Chống, phòng bệnh
Kinh nghiệm phòng, chống dịch cho thấy các biện pháp phòng, chống bệnh chính bao gồm: Phát hiện sớm các trường hợp: trâu, bò mắc bệnh; tiêu hủy trâu, bò mắc bệnh; tiêm phòng vắc xin da nổi cục cho trâu, bò.
Hạn chế xuất nhập khẩu trâu bò từ các nước đang có dịch.
Sử dụng các sản phẩm thuốc, dinh dưỡng làm tăng tính giải nhiệt, chống nóng, chống sốc nhiệt.
Giữ chuồng trại sạch sẽ, tránh ruồi muỗi là tác nhân chính của dịch bệnh
Hy vọng những thông tin bổ ích trên có thể giữ cho đàn trâu, bò của bà con được phát triển mạnh mẽ. Hẹn gặp lại bà con vào những bài chia sẻ tiếp theo!
————————————
𝑵𝒐̂𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒉𝒊𝒆̣̂𝒑 𝑿𝒂𝒏𝒉 𝒄𝒉𝒐 𝒕𝒉𝒖̛̣𝒄 𝒑𝒉𝒂̂̉𝒎 𝒔𝒂̣𝒄𝒉
Website: https://nongnghiepxanhhn.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/nongnghiepxanh.hn/
SĐT: 0985 101 028
Địa chỉ: Lô D2- KCN Hapro – Lệ Chi – Gia Lâm – Hà Nội