Sau Tết, thường là thời điểm có rất nhiều các đợt rét đậm, rét hại, kết hợp với mưa phùn sẽ làm cho độ ẩm không khí tăng cao làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho một số các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: hen xuyễn, cúm gia cầm, tai xanh, dịch tả lợn, tụ huyết trùng,….
Một khi đã xảy ra bệnh lại khó khăn trong công tác dập dịch bệnh, thiệt hại về kinh tế trong chăn nuôi là rất lớn. Vậy nên bà con không nên chủ quan, tăng cường ngăn ngừa dịch bệnh, chủ động trong việc phòng chống rét đậm, rét hại.
![](https://nongnghiepxanhhn.com/wp-content/uploads/2025/02/HUONG-DAN-SU-DUNG-U-PHAN-18-1188x800.png)
Hiểu được vấn đề, kết hợp với kinh nghiệm trong ngành chăn nuôi, Nông Nghiệp Xanh có một số lưu ý, mong rằng có thể giúp ích được cho bà con:
- Về chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi
- Chủ động gia cố, che chắn đảm bảo chuồng trại đủ ấm không bị mưa tạt, gió lùa, nước mưa hắt trực tiếp vào chuồng nuôi.
- Luôn giữ cho nền chuồng được khô ráo, thường xuyên thay chất độn, hạn chế rửa chuồng trong những trường hợp không cần thiết.
- Cần chuẩn bị sẵn một số chất đốt như củi, trấu, mùn cưa để sưởi ấm cho vật nuôi, đặc biệt một số con non cần phải được nuôi trong các chuồng úm, được thắp điện sưởi.
![](https://nongnghiepxanhhn.com/wp-content/uploads/2025/02/HUONG-DAN-SU-DUNG-U-PHAN-19-1188x800.png)
2. Về chăm sóc và nuôi dưỡng
Cung cấp thức ăn cho vật nuôi đầy đủ khẩu phần ăn, đảm bảo về chất lượng. Có kế hoạch dự trữ và sử dụng thức ăn hợp lí. Trong những ngày rét cần rất nhiều nguồn năng lượng từ thức ăn.
- Đối với trâu, bò:
+ Thực hiện các biện pháp dự trữ thức ăn, nhất là rơm rạ, cỏ khô, tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu, bò. Chuẩn bị cả thức ăn tinh bột, vitamin để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong những ngày rét.
+ Tăng cường các chế độ chăm sóc, cá thể yếu, non, cần có những chế độ đặc biệt.
+ Không thả rông, đưa trâu bò về chỗ nuôi nhốt có sưởi ấp, nhiệt độ thích hợp với loài, hạn chế cho trâu bò làm việc, nên chăn thả trong trường hợp thời tiết đã đủ ấm.
![](https://nongnghiepxanhhn.com/wp-content/uploads/2025/02/HUONG-DAN-SU-DUNG-U-PHAN-20-1188x800.png)
- Đối với lợn:
+ Cho uống đủ nước sạch, mát, bổ sung thêm các loại Vitamin tổng hợp, men tiêu hóa trộn vào nước uống. Đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ, cân đối dinh dưỡng với từng giống lợn.
+ Phun thuốc khử trùng, tiêu độc bằng các loại hóa chất như: Virkon, vôi bột,…
+ Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn như: dịch tả lợn, tai xanh,…
+ Cần đặc biệt chú ý giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh nguồn thức ăn, nước uống, khống chế nhiệt độ, độ ẩm trong chuồng nuôi.
![](https://nongnghiepxanhhn.com/wp-content/uploads/2025/02/HUONG-DAN-SU-DUNG-U-PHAN-21-1188x800.png)
- Đối với gia cầm:
+ Những ngày rét đậm, rét hại cần sưởi ấm cho gia cầm, không thả gà ra vườn khi trời rét, vườn ẩm.
+ Đảm bảo thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với từng giống gà, cho uống đủ nước sạch, ấm, nên bổ sung thêm đường Gluco, Vitamin.
+ Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và thay chất độn chuồng. Phun thuốc khử trùng định kì, tiêu độc bằng các loại hóa chất.
+ Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho gia cầm như: cúm gia cầm, gumboro,..
![](https://nongnghiepxanhhn.com/wp-content/uploads/2025/02/HUONG-DAN-SU-DUNG-U-PHAN-22-1188x800.png)
3. Thực hiện tốt biện pháp vệ sinh thú y trong chăn nuôi
- Định kỳ 1 tuần 1 lần tiêu độc khử trùng chuồng trại, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi bằng hóa chất (Benkocid, Clozin….) hoặc dùng vôi bột, nước vôi,…
- Hàng ngày bà con cần theo dõi sức khỏe của đàn vật nuôi và có chế độ chăm sóc và điều trị kịp thời khi con vật ốm. Phát hiện sớm khi vật nuôi bị một số bệnh nguy hiểm như: tai xanh, lở mồm long móng, cúm gia cầm…
- Chủ động phòng bệnh cho các đàn gia súc gia cầm bằng thuốc, vắc xin theo quy định của thú y:
+ Đối với đàn trâu bò, dê cừu cần được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng các bệnh như: tụ huyết trùng, lở mồm long móng, các bệnh ký sinh trùng máu.
+ Đối với đàn lợn: tiêm phòng đầy đủ các bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng, phó thương hàn, dịch tả, đóng dấu, bệnh tai xanh…
+ Đối với đàn gia cầm: tiêm phòng đầy đủ các bệnh tụ huyết trùng, dịch tả gà- vịt; bệnh đậu gà; bệnh gumboro; bệnh cúm gia cầm H5N1.
Trên đây là một số thông tin về chăm sóc vật nuôi trong những ngày rét đậm, rét hại có thể sẽ hữu ích cho bà con. Nếu cần giải đáp, hãy liên hệ Nông Nghiệp Xanh!
————————————
𝑵𝒐̂𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒉𝒊𝒆̣̂𝒑 𝑿𝒂𝒏𝒉 𝒄𝒉𝒐 𝒕𝒉𝒖̛̣𝒄 𝒑𝒉𝒂̂̉𝒎 𝒔𝒂̣𝒄𝒉
Website: https://nongnghiepxanhhn.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/nongnghiepxanh.hn/
SĐT: 0985 101 028
Địa chỉ: Lô D2- KCN Hapro – Lệ Chi – Gia Lâm – Hà Nội