Giải quyết vấn đề phèn trong ao nuôi

Đối với các ao nuôi trồng thủy sản ở những vùng đất bị nhiễm phèn, lượng phèn sẽ rò rỉ từ đất vào nước trong quá trình đào ao, thêm vào đó khi trời mưa, nước mưa sẽ rửa trôi phèn từ trên bờ xuống làm cho ao bị nhiễm phèn.

Hiện, có 2 loại phèn ảnh hưởng đến ao tôm:
– Phèn sắt (nước đỏ): Muối kép của sắt (III) sunfat kết hợp với muối của kim loại kiềm hay amoni. Loại phèn này làm nước đỏ, chân, mang, đuôi tôm vàng.
– Phèn nhôm (nước trong): Muối sunfat kép cùa kali và nhôm. Khi ao có phèn nhôm, nước rất trong khó lên màu, tôm rất chậm lớn.
Ảnh hưởng

  • Phèn trong ao khiến cho người nuôi khó gây màu nước do tảo phát triển chậm, đặc biệt đối với tôm giống mới thả (PL) ở giai đoạn đầu thì màu nước cực kỳ quan trọng.
  • Làm giảm pH trong ao nuôi. Khi pH thấp làm tôm stress, kém ăn, khó lột xác, mềm vỏ, chậm lớn, tôm màu xám đen, hợp chất phèn lơ lừng bám vào mang, cần trở quá trình hô hấp của tôm. Ngoài ra, pH thấp cũng ảnh hưởng đến sự hoạt hóa các enzyme trong ao.
  • Từ đó làm cho việc sử dụng các sản phẩm vi sinh hoặc chế phẩm sinh học xử lý nước đáy, bổ sung thức ăn không hiệu quả.
  • Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi ở các vùng đất ít bị nhiễm phèn; chuẩn bị và cải tạo ao nuôi thật kỳ, bón lót vôi đáy ao, sên rửa lại nhiều lần cho sạch trước khi cấp

Phòng ngừa
– Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi ở các vùng đất ít bị nhiễm phèn; chuẩn bị và cải tạo ao nuôi thật kỹ, bón lót vôi đáy ao, rửa lại nhiều lần cho sạch trước khi cấp nước vào ao nuôi; xử lý nguồn nước cấp vào thật sạch, nên sử dụng thiết bị kiểm tra môi trường để xem có hàm lượng sắt trong nước cấp không.
– Lót bạt toàn bộ nền đáy và bờ ao: Đây là cách sử dụng màng bạt để bao bọc lót xuống đáy ao hồ nuôi tôm Các loại bạt này thường được làm từ chất liệu nhựa với kích thước, độ dày khác nhau phù hợp với diện tích của ao. Cách này có tác dụng chính trong ngăn phèn, chống xói mòn, tạo môi trường nuôi hợp vệ sinh, hạn chế rùi ro dịch bệnh trên tôm.
Xử lý
– Vôi: Cách xử lý này được rất nhiều hộ nuôi sử dụng. Nhưng là thực tế có những ao độ phên cao, 1.000 m’ phải dùng cả một tấn vỗi mới ngắn chặn được.
– EDTA: Đối với phèn nhôm, EDTA không có tác dụng nhiều, khi đánh EDTA, nó sẽ làm kết tùa Fe trong nước, giảm phên và chìm xuống đáy ao. Trong quá trình quạt nước thì vô tình kéo kết tùa của phèn sắt lên, do đó, nó cứ tồn tại trong môi trường nước, không hết triệt để, vài ngày phải đánh lại.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của hai phương pháp này là: Chi phí rất cao; Hóa chất chỉ giải quyết được phên nhôm, phèn sắt không có tác dụng nhiều; Phèn vẫn còn tồn dư trong nước chứ không mất đi, có thể bị xì phèn sau những trận mưa.
– Sử dụng vi sinh: Hiện nay, sử dụng vi sinh cũng là cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm được rất nhiều hộ nuôi áp dụng. Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm, thân thiện môi trường và hiệu quả cao và kéo dài.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bà con . Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!

————————————

❤️𝑵𝒐̂𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒉𝒊𝒆̣̂𝒑 𝑿𝒂𝒏𝒉 𝒄𝒉𝒐 𝒕𝒉𝒖̛̣𝒄 𝒑𝒉𝒂̂̉𝒎 𝒔𝒂̣𝒄𝒉 ❤️

📌Website: https://nongnghiepxanhhn.com/

📌Fanpage: https://www.facebook.com/nongnghiepxanh.hn/

📌SĐT: 0985 101 028

📌Địa chỉ: Lô D2- KCN Hapro – Lệ Chi – Gia Lâm – Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *