THEO DÕI TÔM KHỎE MẠNH ĐÚNG CÁCH

Để có thể phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất ổn và xử lý, cần theo dõi sức khỏe của tôm và thực hiện liên tục trong suốt quá trình nuôi. Có thể dựa vào những thông tin thu thập ngay tại ao nuôi dựa vào quan sát trực tiếp và gián tiếp thông qua lượng thức ăn tôm sử dụng và mẫu xét nghiệm trên tôm nuôi.

Các thông số cần chú ý có:

  1. Về tỷ lệ sống: Phụ thuộc vào chất lượng con giống, khả năng chăm sóc và điều kiện môi trường, tỷ lệ sống của tôm sẽ giảm dần theo từng vụ nuôi. Có thể sử dụng nhá để ước tính tỷ lệ sống dựa vào số lượng tôm vào nhá, đối với tôm đã lớn có thể dùng chài để kiểm tra. Phải kiểm tra ngay nếu phát hiện có tôm chết trong nhá hoặc trên đáy để có thể kịp thời nắm bắt tình hình và kiểm soát con giống. Tôm nuôi sau 30, 60, 90 và 120 ngày nuôi có tỷ lệ sống ở mức 95%, 90%, 85%, và 80% là đạt. Với trường hợp rớt đáy 25% đến 30% nên thu hoạch luôn để giảm thiểu thiệt hại.

2. Về tốc độ tăng trưởng: Thông thường tôm nuôi sau 30, 60 và 90 ngày đạt đến kích cỡ 400, 80 và 50 con/kg được coi là tăng trưởng tốt. Nếu mức độ tăng trưởng kém nên kiểm tra lại điều kiện nuôi hoặc do tôm bị bệnh còi hoặc do chất lượng con giống không đảm bảo.

3. Về hoạt động bắt mồi: Nếu không phải thời gian lột xác mà tôm đột ngột bỏ ăn và lượng thức ăn không ổn định thì phải kiểm tra điều kiện môi trường ao và kiểm tra đáy, bắt tôm để quan sát thật kỹ tình trạng tôm. Việc kiểm soát tốt lại ao nuôi có thể giúp tôm quay trở lại bắt mồi và tăng trưởng bình thường.

4. Về hoạt động bơi lội: Đối với tôm mạnh khỏe phản xạ rất tốt và lẩn tránh nhanh khi có người đến gần, dấu hiệu nhận biết tôm bị bệnh là thường bơi lờ đờ, xoắn vẹo theo hình lò xo hay bơi kiểu dạt bờ, nổi đầu, … Nếu quan sát thấy tôm kéo đàn bơi vòng quanh ao thì có thể do thiếu thức ăn hoặc nền đáy ao bị ô nhiễm, nên kiểm tra và xử lý kịp thời.

5. Về tình trạng của đường ruột, phân tôm và tuyến gan tụy: Tôm khỏe thường có đường ruột đầy thức ăn. Phân tôm khỏe mạnh có màu của thức ăn, nếu thấy màu khác hoặc nhớt là có dấu hiệu bất ổn. Tuyến gan tụy nằm ngay đầu tôm và có thể quan sát dễ dàng.

Các dấu hiệu bệnh cần chú ý như thay đổi màu sắc, vết tổn thương trên cơ thể hoặc biến đổi hình dạng trên các cơ quan: mang, phần giáp đầu ngực, các phụ bộ và đuôi.

Để có thể mang đến hiệu quả theo dõi tốt nhất, nên quan sát tôm vào sáng sớm, lúc cho tôm ăn. Khi phát hiện biểu hiện bất thường cần thu mẫu ngay để kiểm tra và xử lý. Liên hệ  ngay với cán bộ kỹ thuật hoặc cơ quan quản lý dịch bệnh thủy sản tại địa phương để được tư vấn thêm.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bà con . Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!

————————————

❤️𝑵𝒐̂𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒉𝒊𝒆̣̂𝒑 𝑿𝒂𝒏𝒉 𝒄𝒉𝒐 𝒕𝒉𝒖̛̣𝒄 𝒑𝒉𝒂̂̉𝒎 𝒔𝒂̣𝒄𝒉 ❤️

📌Website: https://nongnghiepxanhhn.com/

📌Fanpage: https://www.facebook.com/nongnghiepxanh.hn/

📌SĐT: 0985 101 028

📌Địa chỉ: Lô D2- KCN Hapro – Lệ Chi – Gia Lâm – Hà Nội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *