Tảo lam (Cyanobacteria) là gì? Cách xử lý tảo lam trong ao nuôi tôm

Tảo xanh (có tên gọi khác là tảo lam ) là một họ vi khuẩn có tên khoa học là Cyanobacteria. Đây là loại tảo có sức sống tốt, chu kỳ phát triển dài và đặc biệt là khả năng chịu nhiệt tốt. Thường phát triển mạnh vào các tháng nóng trong năm. Ngoài ra, chúng còn có khả năng quang hợp để tạo ra chất dinh dưỡng ngay cả trong môi trường yếm khí. Đây là loại vi khuẩn rất có hại có thể gây ra vẫn đề cho hồ nước như:

  • Thiếu oxy trong nước
  • Tiết ra chất độc hại gây ra bệnh gan, tuy và phân trắng ở tôm nuôi
  • Tiết ra mùi lạ làm cho tôm nuôi có mùi lạ rất khó chịu
  • Tạo môi trường cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển

Cấu tạo tế bào của tảo lam (vi khuẩn lam)

Tảo lam (vi khuẩn lam) thường có dạng đơn bào, tập đoàn, dạng sợi chuỗi. Một vài tế bào trong chuỗi có hình dạng khác được gọi là dị bào nang (heterocysts) có khả năng cố định nitơ và một dạng khác được gọi là tế bào nghỉ (ankinetes).

Sơ đồ tế bào của một tảo lam (vi khuẩn lam) điển hình (nguồn: Wikipedia)

Tại sao tảo lam lại không tốt cho ao nuôi tôm?

TÁC HẠI CỦA TẢO LAM

– Tính độc của tảo lam dạng hạt và dạng sợi đều như nhau, nhưng dạng sợi thường gây hại nhiều hơn do vướng vào mang tôm và tôm cũng thường ăn phải nhưng không tiêu hóa được.

– Khi tảo lam bùng phát sẽ làm giảm quần đàn phiêu sinh động, làm cho tôm nuôi có mùi hôi, đồng thời còn là nhóm thải ra chất nhờn ở màng tế bào có thể gây tắc nghẽn mang của tôm. Một số trường hợp tôm bị phân trắng thường tìm thấy nhóm tảo này trong đường ruột tôm ở dạng chưa tiêu hóa.

 * Độc tố thần kinh

Độc tố thần kinh là các phân tử hữu cơ có thể tấn công hệ thống thần kinh của động vật xương sống và không xương sống. Độc tố thần kinh thường ảnh hưởng cấp tính lên động vật có xương sống làm tê liệt các cơ lưng và cơ của cơ quan hô hấp. Độc tố này được sản xuất bởi nhiều loài tảo lam như Anabaena, Aphanizomenon, Mycrocystis, Planktothrix, Raphidiopsis, Arthrospira, Cyclindrospermum, Phormidium và Osillatoria.

* Độc tố gan tụy

Độc tố gan tụy được sản xuất bởi nhiều loài tảo lam và gây chết nhiều loài động vật thủy sản, chim, các động vật hoang dã, vật nuôi và cả con người, làm mất chức năng gan gây hư mang làm cho tôm cá khó thở, yếu, mất khả năng bơi lội và có thể giết chết cá. Các loài tảo lam có thể sản xuất độc tố gan tụy là Microcystisaeruginosa, M. ichthyoblabe, M. novacekiM. viridis, M. Wesenbergi, Oscillatoria nigroviridis, Nostoc linckia, N. paludosum, N. rivulare, N. zetterstedtii.

Độc tố do tảo lam có thể gây độc trên các động vật khác và cả con người khi các động vật này ăn phải tôm cá bị ngộ độc tảo lam và tích lũy độc tố này trong cơ thể.

GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT TẢO LAM

  • Cải tạo ao thật kỹ,  diệt tảo lam có sẵn trong nguồn nước cấp hoặc trong đất đáy và quanh bờ ao.
  • Không sử dụng phân lân gây màu nước.
  • Tránh lấy nước để nuôi tôm trong giai đoạn tảo nở hoa (thủy triều đỏ) từ các nguồn nước ở lân cận.
  • Không thay nước ao nếu nguồn nước gần kề có hiện tượng tảo đang nở hoa.
  • Quản lý cho ăn chặt chẽ, tránh cho ăn thừa làm gia tăng hàm lượng chất dinh dưỡng trong ao.
  • Quạt nước và tăng cường sục khí giúp gia tăng hàm lượng oxy hòa tan, thay đổi hàm lượng khí carbonic pH trong ao theo hướng có lợi cho các loài tảo có lợi cạnh tranh với tảo lam.
  • Định kỳ xiphong nền đáy nhằm giải phóng lượng nitơ tích tụ trên nền đáy ra môi trường nước để hạn chế tảo lam phát triển.

———————————————————

❤️𝑵𝒐̂𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒉𝒊𝒆̣̂𝒑 𝑿𝒂𝒏𝒉 𝒄𝒉𝒐 𝒕𝒉𝒖̛̣𝒄 𝒑𝒉𝒂̂̉𝒎 𝒔𝒂̣𝒄𝒉 ❤️

📌Website: https://nongnghiepxanhhn.com/

📌Fanpage: https://www.facebook.com/nongnghiepxanh.hn/

📌SĐT: 0985 101 028

📌Địa chỉ: Lô D2- KCN Hapro – Lệ Chi – Gia Lâm – Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *