KỸ THUẬT NUÔI LƯƠN THƯƠNG PHẨM

1. Đặc điểm sinh học của Lươn

– Lươn là loài động vật lưỡng tính sống ở nước ngọt thuộc họ nhà cá (Anguillidae). Lươn đồng hay lươn nước ngọt có tên khoa học là Fluta alba.

– Lươn có cấu tạo hình thái và cơ quan hô hấp khá đặc biệt: da trơn bóng không có vảy, hình dạng như rắn, thân tròn, đường kính từ 2 – 3 cm, thân dài từ 30 – 60 cm, có thể hô hấp qua xoang hầu, da và đôi lỗ mũi. Trong tuyến sinh dục có cả tinh nang lẫn noãn sào. Do đó lươn còn được gọi là loài lưỡng tính, theo nghiên cứu cho thấy tất cả lươn con đều là lươn cái. Nhưng sau khi sinh sản thì lươn cái đó dần biến thành lươn đực.

– Vì vậy có thể phân lươn đực và lươn cái dựa vào chiều dài thân lươn: lươn nhỏ hơn 20 cm thường là lươn cái, từ 22 cm trở lên bắt đầu chuyển giới tính dần, dài khoảng 35 – 45 cm thì số lượng đực nhiều hơn cái và dài hơn 55cm trở lên thì hầu hết là lươn đực.

2. Sinh trưởng

 Lươn ăn mạnh và lớn nhanh vào mùa hè. Mùa đông ít ăn hoặc ngừng ăn (đối với khí hậu miền Bắc), do đó vào mùa đông ở miền Bắc lươn sinh trưởng chậm hoặc ngừng sinh trưởng. Nhiệt độ dưới 15oC thì bắt đầu bỏ ăn, lạnh dưới 10oC thì tìm chỗ có bùn, hang để tránh rét và nhịn ăn. Nhiệt độ thích hợp từ 22 – 28oC. Lươn sẽ chết khi nhiệt độ trên 36oC.

– Lươn là loài ăn dơ nhưng ở sạch, pH thích hợp của lươn ở từ 6,2 – 6,5, nếu sống trong môi trường nước bẩn thì lươn dễ bị bệnh và chậm lớn.

– Sinh sản: Khi 8 – 12 tháng tuổi lươn có thể sinh sản được, mỗi lần lươn đẻ được từ 400 – 600 trứng. Mùa sinh sản thường bắt đầu từ tháng 5 âm lịch và kết thúc tháng 7 âm lịch, mùa kép rơi vào tháng 10 âm lịch (thường có ở lươn miền Nam).

3. Các hình thức nuôi

4. Phương pháp cải tạo ao nuôi lươn


❤️𝑵𝒐̂𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒉𝒊𝒆̣̂𝒑 𝑿𝒂𝒏𝒉 𝒄𝒉𝒐 𝒕𝒉𝒖̛̣𝒄 𝒑𝒉𝒂̂̉𝒎 𝒔𝒂̣𝒄𝒉 ❤️

📌Website: https://nongnghiepxanhhn.com/

📌Fanpage: https://www.facebook.com/nongnghiepxanh.hn/

📌SĐT: 0985 101 028

📌Địa chỉ: Lô D2- KCN Hapro – Lệ Chi – Gia Lâm – Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *