Bảo vệ gan tuỵ Tôm

Nuôi tôm thành công hay không phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng sức khoẻ của tôm, dó đó, ngoài việc chọn giống tốt ngay từ ban đầu thì người chăn nuôi cũng cần phải tăng cường sức đề kháng vật nuôi, duy trì tốt vai trò chức năng của các cơ quan nội tạng, đặc biệt là gan tuỵ.

Gan tụy còn được gọi là tuyến ruột giữa là một cơ quan thuộc đường tiêu hóa của tôm. Gan tôm nằm ở phần sau của ngực và ở phần bụng trước tim, có màu nâu vàng, theo cặp và sau gan là đường ruột.

CHỨC NĂNG CỦA GAN TUỴ:

  • Gan là một cơ quan rất quan trọng, đảm trách nhiều chức năng trong cơ thể như tổng hợp protein huyết tương, chuyển hóa các chất dinh dưỡng được hấp thu từ ruột, sản sinh ra các enzyme để điều hòa các hoạt động sinh lý và loại thải các chất độc ra khỏi cơ thể.
  • Ngoài ra, gan còn sản xuất dịch mật để hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Nhiều phản ứng sinh hóa quan trọng được thực hiện tại gan nhằm điều hòa hoạt động trao đổi chất của cơ thể, giúp động vật nuôi sinh trưởng và phát triển một cách bình thường.
  • Một vai trò rất quan trọng của gan là việc loại thải các chất độc sinh ra trong quá trình trao đổi chất, độc tố nấm mốc và kháng sinh sử dụng khi điều trị bệnh nhiễm khuẩn trên động vật thủy sản

NGUYÊN NHÂN GÂY TỔN THƯƠNG GAN TUỴ:

  • Sự hiện diện của độc tố nấm mốc trong thức ăn gây tác động xấu đến cơ thể động vật thủy sản nuôi, đặc biệt là gan vì gan là cơ quan phải hoạt động với cường độ cao để loại thải các độc tố này ra khỏi cơ thể.
  • Tùy theo nồng độ của độc tố nấm mốc mà mức độ ảnh hưởng đến chức năng của gan sẽ khác nhau.
  • Các yếu tố khác như tôm bị căng thẳng, chất lượng nước thay đổi đột ngột hoặc môi trường ao nuôi kém… cũng ảnh hưởng đến gan tụy.
  • Cho ăn dư thừa: Khi cho tôm ăn quá nhiều sẽ gây ra gánh nặng và làm tổn thương gan tụy. Do đó, cho ăn hợp lý vừa phải giúp gan tụy hoạt động trơn tru.
  • Ở mức độ nặng, gan bị xơ nên không thực hiện được chức năng bình thường của nó. => Hậu quả là cá chậm hoặc không lớn, sức khỏe yếu, dễ bị bệnh và tỷ lệ chết khá cao.

ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI GAN TUỴ TỔN THƯƠNG:

Picture1                                                      CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ GAN TUỴ CỦA TÔM:

  • Cần có tôm bố mẹ không có EMS để ngăn ngừa EMS trong giai đoạn ấu trùng. Kiểm tra ấu trùng tìm AHPND/EMS bằng PCR trước khi thả vào ao.
  •  Đảm bảo an toàn sinh học trong trại nuôi.
  • Thiết lập một quần thể vi sinh vật cân bằng trong hệ thống ao nuôi.
  • Quản lý chặt chẽ chất lượng nước và bùn đáy. Loại bỏ bùn thường xuyên.
  • Khử trùng bằng clo hoặc ozone để loại bỏ mầm bệnh.
  • Theo dõi các thông số ao nuôi thường xuyên.
  • Tránh cho ăn dư thừa hoặc quá nhiều và cung cấp lượng thức ăn tối ưu
  • Áp dụng hệ thống tuần hoàn khép kín hoặc không thay nước để tránh ô nhiễm.
  • Vitamin C và acid mật hoạt động như những chất giải độc tốt và cùng với vitamin B giúp ích cho việc sự phát triển gan tôm khi sử dụng với lượng thích hợp.

Mọi thắc mắc về “Bảo vệ gan tuỵ Tôm ”, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG NGHIỆP XANH HÀ NỘI

Địa chỉ: Lô D2, KCN Hapro- Lệ Chi – Gia Lâm – Hà Nội

Điện thoại:0985 101 028

Email: nongnghiepxanhgroup@gmail.com

Website: nongnghiepxanhhn.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *