Xu hướng sử dụng ” Thảo dược” trong nuôi trồng thuỷ sản!

Việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản  gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng như tình trạng kháng thuốc, tồn dư kháng sinh không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng vật nuôi thuỷ sản, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người.

Chính vì vậy, việc lựa chọn sử dụng các loại thảo dược quý trong nuôi trồng thuỷ sản được xem là phương pháp tối ưu, giúp bà con chăn nuôi tiết kiệm chi phí, giải quyết các vấn đề môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh và tạo nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

Thảo dược được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản ngày càng đa dạng về chủng loại và công dụng.

a

Các loại thảo dược đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát dịch bệnh vì thành phần hoạt tính với chất chống oxy hóa, chống vi khuẩn, chống stress, đồng thời kích thích sự tăng trưởng, thèm ăn, tăng cường hệ miễn dịch. Việc sử dụng định kỳ các loại chế phẩm chiết xuất từ thảo dược là bài thuốc hữu hiệu trong công tác phòng bệnh, có thể thay thế hoàn toàn các loại kháng sinh độc hại.

Sau đây là một số loại loại thảo dược quý trong nuôi trồng thuỷ sản:

1. GừngThảo dược trong nuôi trồng thuỷ sản

     Gừng là một loài thảo dược quen thuộc thường xuyên được dùng để hỗ trợ tiêu hóa, phòng bệnh,…Gừng đã có hiệu quả trong việc kiểm soát các bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng trong nuôi trồng thủy sản nhờ tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, thúc đẩy tăng trưởng và kích thích miễn dịch đối với vật nuôi.

Các hợp chất phenolic trong gừng giúp làm giảm kích thích đường tiêu hóa do hội chứng phân trắng gây ra, kích thích sản xuất mật, ức chế co bóp dạ dày khi thức ăn và chất lỏng di chuyển qua đường ruột ở tôm. Đồng thời, gừng cũng có tác động đến các enzyme tiêu hóa của tôm và làm tăng khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa. Điều này cho thấy gừng có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát tác động của hội chứng phân trắng trong hệ thống tiêu hóa tôm.

2. Tỏi

thao-duoc-trong-ntts-1_1671076041

Trong tỏi có chứa chất alliin – đây là một axit amin hữu cơ khi đập dập, chất này sẽ kết hợp với Allicinase có trong tỏi để biến thành AllicinAllicin là một sulfua hữu cơ có mùi đặc trưng, không có màu, có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm. Chất allicin có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn mạnh bằng 1/5 thuốc penicillin và 1/10 thuốc tetracycline.

3. Củ riềng

Thảo dược trong nuôi trồng thuỷ sản (1)

Riềng là nguồn cung cấp dồi dào các chất natri, sắt, chất xơ, Vitamin A, C, flavanoid,…Những chất rất quan trọng trong duy trì sức khỏe. Các chiết xuất từ củ riềng có đặc tính kháng khuẩn, có khả năng ức chế sự tăng trưởng của 8 loài vi khuẩn Vibrio, đặc biệt quan trọng nhất là Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) trên tôm.