Trong bài trước Nongnghiepxanhhn.com đã giới thiệu tới các bạn về bệnh ORT trên gà và 14 dấu hiệu nhận biết bệnh ORT. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn phương pháp phân biết bệnh ORT với một số bệnh dễ nhầm lẫn khác và phương án xử lý khi phát hiện đàn gà mắc ORT.
1. Chẩn đoán phân biệt bệnh ORT trên gà với các bệnh khác.
2. Làm gì khi đàn gà nhà bạn nhiễm ORT?
Cho đến nay vẫn chưa có vaccine phòng bệnh ORT trên gà. Tuy nhiên, nếu chúng ta làm thật tốt việc tiêm phòng vacine cho các bệnh khác thì tỷ lệ ORT sẽ giảm xuống đáng kể. Thậm chí, nếu bệnh có xảy ra thì cũng ở mức độ nhẹ và rất dễ điều trị.
Thông thường thì bệnh ORT trên gà hay ghép với các bệnh khác. Nó có thể là nguyên nhân chính cũng có thể là bệnh kế phát sau các bệnh khác (mà chủ yếu là kế phát). Bởi vậy, nguyên tắc trong điều trị ORT là ưu tiên bệnh nào chết nhiều thì điều trị trước.
Ví dụ: Nếu đàn gà mắc ILT trước và sau đó kế phát thêm ORT thì ta nên làm lại vacxin ILT (nhỏ thẳng mũi, nếu cho uống thì uống với liều gấp đôi) rồi ngày hôm sau mới điều trị ORT.
Hướng xử lý bệnh ORT trên gà cụ thể như sau:
Bước 1: trước khi điều trị cần giảm sốt cho gà, sau đó nâng cao sức khỏe cho gà rồi mới sử dụng thuốc kháng sinh hay các thuốc để tiêu diệt mầm bệnh → khi phát hiện bệnh, trước tiên chúng ta cần cho gà sử dụng đồng thời các thuốc sau:
– Hạ sốt: có thể dùng paracetamon.
– Long đờm: có thể dùng Bromhexin.
– Giải độc gan thận cùng với bổ gan thận.
– Thuốc trợ sức, trợ lực, vitamin tổng hợp tăng sức đề kháng, .
Bước 2: Tiêu diệt, kìm hãm mầm bệnh bằng các thuốc kháng sinh hay các axit hữu cơ có tác dụng kháng khuẩn.
– Một số kháng sinh nhạy cảm với bệnh ORT trên gà:
+ Ceftiofur (kháng sinh thế hệ mới hoạt phổ rộng): tiêm.
+ Linco – Spect: tiêm
+ Gentamycin kết hợp với amoxicilin: tiêm.
+ Flodoxy (florfenicol và doxycycline): uống và trộn
– Axit hữu cơ: Butaphosphan.
Do bệnh xảy ra chậm nên mỗi liệu trình cần điều trị cần kéo dài trong khoảng thời gian 5-7 ngày nhằm tiêu diệt triệt để mầm bệnh.
Ví dụ một liệu trình đã được sử dụng để điều trị bệnh ORT trên gà có hiệu quả khi phát hiện bệnh như sau:
– Đầu tiên: Dọn dẹp vệ sinh lại chuồng trại sau đó phun sát trùng trong và ngoài trang trại.
– Mỗi ngày 2 lần sáng và tối trong 5 ngày điều trị:
Hòa bột Para C (hạ sốt) vào nước cho toàn đàn uống.
Trộn cám thuốc long đờm (trường hợp này bác sỹ điều trị sử dụng thuốc long đờm giành cho người nhưng VietDVM không khuyến cáo bạn sử dụng như vậy, bạn có thể thay thế bằng các loại thuốc long đờm dành cho thú y) cho toàn đàn.
Đồng thời dùng 3 loại: thuốc giải độc + bổ gan thận + vitamin tổng hợp (thành phần trọng yếu là vitamin C) hòa tan vào nước cho toàn đàn uống.
– Chiều ngày thứ nhất và ngày thứ 2: nhanh nhất là 4-6 tiếng sau khi dùng các thuốc trên, tiến hành tiêm thuốc:
Ceftiofur: tiêm 1ml/6kg thể trọng.
Thuốc có chứa Butaphosphan và vitamin B12: 0,1-0,15ml/con.
Nên tiêm thuốc vào giữa 2 lần dùng thuốc bổ (thuốc bổ → tiêm kháng sinh thuốc bổ).
– Ngày thứ 3-5:
Có thể bỏ Para C nếu đàn gà đã hết sốt.
Ceftiofur: tiêm 1ml/6kg thể trọng.
Flodoxi (florfenicol và doxycycline): hòa vào nước cho toàn đàn uống với liều 100g/8 tạ gà (dùng xen kẽ giữa 2 lần uống thuốc bổ).
Lưu ý: sau khi điều trị tỉ lệ chết ngừng ngay nhưng sau 3 ngày vẫn còn tình trạng vẩy mỏ, khẹc trong vài ngày nữa.
Như vậy, nếu thấy đàn gà có các triệu chứng hô hấp như khó thở, ho, khẹc, rướn cổ thở; ta mổ khám thấy phổi viêm có mủ, bã đậu hình ống trong phổi và 2 phế quản chính thì có thể gần như chắc chắn đó là bệnh ORT trên gà. Điều trị ORT ngoài việc sử dụng kháng sinh còn cần đặc biệt chú trọng đến việc bổ trợ sức khỏe cho toàn đàn. Vietdvm.com hy vọng những thông tin trên có thể giúp quý độc giả trong việc phát hiện, kiểm soát và điều trị ORT hiệu quả.