Bệnh viêm mảng phổi ở heo (APP)

 

loichao-03-03

1-012-01

 

3-013-01

4-01-03

6-01

7-01

8-01

 

z2241930116729_7af01df1e1dbf00e7ff970537f663ea0

PHÒNG BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ

Phòng bệnh:

– An toàn sinh học là biện pháp tốt nhất phòng App.

– Kiểm dịch nghiêm ngặt để không đưa các heo mang trùng vào trại.

– Hạn chế sự phát tán mầm bệnh trong trại bằng cách vệ sinh, tẩy uế chuồng trại định kỳ bằng Iodine, tinh dầu, formon kết hợp với việc phát hiện nhanh và loại thải các trường hợp ghi ngờ mang trùng. Mật độ nuôi phải hợp lý.

– Thực hiện “cùng vào – cùng ra”.

– Phòng bệnh bằng vaccine giải độc tố. Có thể tiêm cho heo nái để bảo vệ đàn con. Heo con có thể được kháng thể mẹ truyền bảo vệ trong vòng 4 tuần tuổi. Tuy nhiên, vaccine gây nhiều tác dụng phụ.

– Bổ sung thường xuyên vitamin, kháng sinh vào thức ăn khi có các điều kiện bất lợi về môi trường có thể có hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa bệnh như: Brom oral bạc hà, Butafosfan b12, Betacamin, Doxy 50 gold, tilmicosin 250, flor fen 400, gentadox, amoxicol. Đây là bệnh kế phát nên phải tiêm phòng triệt để phòng cách bệnh khác bao gồm phòng bệnh tụ huyết trùng, phó thương hàn, dịch tả heo.

Trị bệnh:

– Khi trong trại nghi có dịch APP, chúng ta nên tiến hành chẩn đoán càng sớm càng tốt xem vấn đề của trại đúng là viêm phổi dính sườn hay suyễn để có hướng xử lý kịp thời, tránh các tổn thất không đáng có.

– Khi đã xác định trại có nhiễm APP chúng ta tiến hành điều trị. Kháng sinh đang có mẫn cảm nhất với APP hiện nay vẫn là Amoxicillin. Khi xác định được độ tuổi nổ dịch trên đàn heo của trang trại chúng ta tiến hành trộn kháng sinh trong vòng từ 5 ngày đến 1 tuần kết hợp bổ sung thêm các sản phẩm bổ trợ như hạ sốt, Betacamin, Butafosfan b12, Brom oral bạc hà, hoặc phác đồ kết hợp các sản phẩm dạng tiêm.