Hiện có 15 serotype được phân bố theo từng vùng. Mỗi serotype có thể tạo ra ngoại độc tố Apx I, II hoặc III. Các ngoại độc tố này chính là tác nhân chính gây thương tổn trên phổi và làm giảm năng suất của heo (E. Brunier, 2010).
Bảng: Các serotype A. pleuropneumoniae và ngoại độc tố Apx (Nattavut, 2010)
A. PLEUROPNEUMONIAE LÂY LAN BẰNG CÁCH NÀO?
Từ heo này sang heo khác: qua không khí, giày dép, loài gặm nhấm, chim.
Từ đàn này sang đàn khác: A. pleuropneumoniae mặc dù không thể lây lan qua không khí với khoảng cách xa nhưng sự di chuyển các heo mang bệnh sang nơi khác chính là nguồn gốc lây lan bệnh (D. Maes, 2011).
Sơ đồ 1 Sự lây lan và cơ chế gây bệnh của A. pleuropneumoniae
NHẬN BIẾT A. PLEUROPNEUMONIAE NHƯ THẾ NÀO?
(Nguồn: respig.com, E. Brunier và P.C. Giang)
Sơ đồ 2 Các triệu chứng của bệnh A. pleuropneumoniae
1. Thể cấp tính:
Thường xảy ra vào giai đoạn nuôi vỗ béo (từ 14 tuần tuổi trở lên).
2. Thể mãn tính:
Heo bị ho, sốt nhẹ, khó thở, giảm ăn, tăng trọng không đồng đều trong đàn.
Kết quả chấm điểm phổi trong lò mổ cho thấy có các bệnh tích liên quan đến A. pleuropneumoniae: viêm màng phổi, abcess, viêm phổi dính sườn (E. Brunier, 2010).
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHUẨN ĐOÁN A. PLEUROPNEUMONIAE?
Để nắm được tình hình tổng quát, trại có thể kết hợp chấm điểm phổi với các phương pháp sau:
(Nguồn P.C.Giang)
Sơ đồ 3 Bệnh tích phổi liên quan đến A. pleuropneumoniae quan sát được trong lò mổ
ĐIỀU TRỊ A. PLEUROPNEUMONIAE BẰNG CÁCH GÌ?
Heo bị bệnh phải được đánh dấu và toàn bộ lô heo phải được điều trị. Kháng sinh chỉ có tác dụng khi được tiến hành thật sớm, ngay khi có dấu hiệu bị bệnh (E. Brunier, 2010).
Kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn nhưng không thể loại bỏ độc tố Apx. Do đó, heo vẫn sẽ chết và thiệt hại về năng suất vẫn tiếp tục xảy ra.
Heo sống sót sau khi bệnh nổ ra sẽ trở thành heo mang bệnh. Nguy cơ bùng phát bệnh trở lại sẽ rất cao (D. Maes, 2011).
LÀM THẾ NÀO ĐỂ KIỂM SOÁT A. PLEURONPNEUMONIAE?
Trại cần tiến hành chấm điểm phổi 3 đến 6 tháng một lần để theo dõi tình hình trại.
Hình 5 Chấm điểm phổi
Sau đó, có thể áp dụng 3 cách sau để kiểm soát A. pleuropneumoniae:
1. An toàn sinh học:
2. Kiểm soát bằng kháng sinh liều cao
Ưu: Phương pháp này giúp kiểm soát tình hình một cách tạm thời.
Nhược:
3. Kiểm soát bằng vắc xin
KẾT LUẬN
Bệnh viêm phổi màng phổi do Actinobacillus pleuropneumoniae là một mối nguy lớn cho các trại. Thiệt hại có thể tính đến như heo bị chết (chủ yếu là heo thịt), giảm năng suất (làm tăng tiêu tốn thức ăn, giảm tăng trọng). Việc điều trị A. pleuropneumoniae không đem lại hiệu quả tốt nhất. Để kiểm soát A. pleuropneumoniae, bên cạnh việc tăng cường an toàn sinh học, có thể kiểm soát bệnh bằng kháng sinh nhưng đây không phải là giải pháp lâu dài. Giải pháp lâu dài là chủng ngừa. Phương pháp này cần được xem xét kĩ để đem lại hiệu quả hữu hiệu nhất. Trong bài kế tiếp chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn về vấn đề này.