logo

[3/11/2022] BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG MÁU Ở GÀ

Cập nhật: 03/11/2022
Lượt xem: 115

Hiện nay, bệnh ký sinh trùng đường máu đã và đang xảy ra trên các đàn gà ở nhiều nơi, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường tập trung vào mùa nóng ẩm từ tháng 2 đến tháng 7 hàng năm. Bệnh có thể xảy ra ở phạm vi rộng có tính chất vùng, nhưng tỉ lệ lây lan trong đàn chậm tùy thuộc vào ký chủ trung gian truyền bệnh. Tỉ lệ nhiễm bệnh từ 15 – 20%, tỉ lệ tử vong rất cao tới 70% đối với gà nhỏ, 5 – 20% đối với gà trưởng thành, gà đẻ.

BỆNH KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG MÁU Ở GÀ

1. Cơ chế sinh bệnh
  Bệnh Ký sinh trùng đường máu gà do một loại đơn bào ký sinh sống trong máu có tên là: Leucocytozoon-cauleri gây nên, kích thước nhỏ, cấu tạo gồm màng lọc, nguyên sinh chất và nhân.
   Đơn bào ký sinh được phân chia thành hợp tử, sau đó di chuyển lên tuyến nước bọt của các ký chủ trung gian truyền bệnh là: Muỗi vằn, Dĩn. Khi đốt, truyền bệnh vào cơ thể gà, các đơn bào phát triển và ký sinh trong hồng cầu gà. Đơn bào sinh sản vô tính, phá vỡ nhiều hồng cầu, sau đó xâm nhập vào các cơ quan thực thể như gan, thận, lách, làm sưng to, biến dạng, xuất huyết…
2. Triệu chứng
a. Thể cấp tính
   Bệnh thường gặp ở gà trên 35 ngày tuổi vào mùa mưa.
   Thời gian ủ bệnh từ 7 – 12 ngày, gà thường kém ăn, bỏ ăn, ủ rũ, sốt cao, mào tích nhợt nhạt, miệng chảy nhiều nước nhờn, tiêu chảy kéo dài, phân có màu lá cây xanh lét (đặc điểm này thường ít gặp ở các bệnh khác trên gà).

  Số lượng mắc bệnh trong đàn tăng dần. Đến ngày thứ 13 – 14, một số con chết thường vào ban đêm, có biểu hiện ộc máu ở miệng, mũi, mào, tích thâm đen, nằm thõng cổ, về sau chết bất cứ lúc nào, tỉ lệ chết lên đến 70% nếu không phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời.
b. Thể mạn tính
   Bệnh thường gặp ở gà trưởng thành, gà mái đẻ. Sau quá trình mắc bệnh, từ thể cấp tính chuyển sang thể mạn tính.
  Thể bệnh mạn tính gà thường chậm lớn, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, mào thâm, phân loãng có màu xanh. Gà đẻ giảm hoặc tắt đẻ, một số con có biểu hiện liệt chân.
   Tỉ lệ chết khoảng 5 – 20%.

3. Bệnh tích
a. Thể cấp tính
  Da ngực, chân, mào, tích, vùng da mỏng vùng không lông có nhiều vết đốt của côn trùng tụ máu.

  Các cơ quan nội tạng tụ huyết, lách sưng to gấp 2 bình thường, trên bề mặt có nhiều điểm xuất huyết hoặc hoại tử. Một số trường hợp thấy gan đen.

  Mổ khám máu loãng không đông.

  Dạ dày tuyến xuất huyết.
  Phổi ứ máu.
  Ruột chứa phân màu lá cây xanh lét.

b. Thể mạn tính
   Gà trưởng thành, gà mái đẻ mắc bệnh lâu ngày, khi chết mổ khám thấy có nhiều nang bào ký sinh màu trắng giống như những hạt gạo nằm rải rắc ở cơ ngực, cơ cổ.
Bài viết liên quan
QUÝ KHÁCH CẦN TƯ VẤN
CÔNG TY CP NÔNG NGHIỆP XANH HÀ NỘI
Lô D2 - KCN Hapro - Lệ Chi - Gia Lâm - Hà Nội
 
Bệnh vật nuôi
BỆNH DỊCH TẢ VỊT (DUCK VIRUS ENTERITIS, DUCK PLAGUE, PESTIS ANATUM) Bệnh dịch tả vịt (DVE) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây tử vong cao cho vịt, ngan và ngỗng do một virus thuộc nhóm Herpes gây ra....
BỆNH VIÊM GAN Ở VỊT DO VIRUS (HEPATITIS ANATUM VIRUS) Bệnh viêm gan ở vịt do virus (Hepatitis anatum virus) gây ra. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, xuất hiện chủ yếu ở vịt con...
BỆNH KÍ SINH TRÙNG ĐƯỜNG MÁU TRÊN GÀ – MỐI NGUY HẠI CHO NGƯỜI CHĂN NUÔI. Có bao giờ bạn thấy đàn gà nhà bạn có các dấu hiệu như: mệt mỏi, chậm chạp, bỏ hoặc giảm ăn, mào nhợt nhạt với tỷ lệ tăng dần, sốt, giảm đẻ, tiêu chảy phân xanh màu lá...
BIỆN PHÁP HỮU HIỆU ĐỂ PHÒNG NGỪA BỆNH CÚM GIA CẦM A/H5N6 Đây là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, do vi rút cúm type A/H5N6 gây ra, bệnh lây lan rất nhanh và làm chết hàng loạt gia cầm như: gà, vịt, vịt xiêm (ngan), chim cút. Đặc biệt, bệnh...
Phương án xử lý thế nào khi phát hiện bệnh ORT trên gà? Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn phương pháp phân biết bệnh ORT với một số bệnh dễ nhầm lẫn khác........
14 dấu hiệu giúp bạn nhận biết được ngay bệnh ORT trên gà Dù đã “nổi tiếng” ở Việt Nam từ khoảng hơn 5 năm trước nhưng ORT vẫn chưa có xu hướng “hết hot” đối với các trang trại cũng như những người làm trong ngành. Bằng chứng là thời gian...
  Chat với chúng tôi trên facebook
Gọi ngay:
EnglishKoreanVietnamese